Nguyên tắc thứ tư của Hệ thống quản trị chất lượng để tạo sự thịnh vượng: “Tiếp cận theo quá trình”
Chào mừng các bạn đến với video mới của chúng tôi! Trong video này, chúng ta sẽ khám phá một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất lượng - "Tiếp cận theo quá trình." Đây không chỉ là một phương pháp quản lý tiên tiến, mà còn là một chiến lược mang lại sự hiểu biết sâu sắc và kiểm soát đối với các hoạt động trong tổ chức.
Trong suốt chặng đường này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách "Tiếp cận theo quá trình" giúp tổ chức hiểu rõ quá trình làm việc của mình, từ xác định quá trình, đặt chuẩn mực, đến việc kiểm soát thay đổi và đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những lợi ích mà tiếp cận này mang lại, như tăng cường quyết định dựa trên dữ liệu, kiểm soát hiệu suất và rủi ro, và quan trọng nhất, làm thế nào nó hỗ trợ quá trình cải tiến liên tục để đảm bảo sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với thách thức từ môi trường kinh doanh năng động.
Chắc chắn rằng video này sẽ mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc và chi tiết về tầm quan trọng của việc áp dụng "Tiếp cận theo quá trình" trong quản lý chất lượng. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình này và khám phá cách mà tiếp cận này có thể cải thiện hiệu suất và chất lượng trong mọi tổ chức. Cảm ơn bạn đã tham gia, và bây giờ, hãy bắt đầu chuyến phiêu lưu cùng chúng tôi!
Câu chuyện chất lượng thứ tư: Hai nhà sản xuất đồng hồ
Tại một thị trấn nhỏ, nơi có hai nhà sản xuất đồng hồ - Nhà sản xuất A và Nhà sản xuất B.
Nhà sản xuất A đã quyết định thực hiện tiếp cận theo quá trình để kiểm soát nó. Nhà sản xuất A, đảm bảo rằng từ việc chọn nguyên liệu đến sản xuất và qua kiểm soát chất lượng đều được thực hiện theo các quá trình chuẩn mực. Những chiếc đồng hồ của họ không chỉ chính xác mà còn đáng tin cậy. Khách hàng hài lòng với sự chất lượng của họ.
Trái ngược với đó, Nhà sản xuất B không xác định được các quá trình nào cần phải kiểm soát. Họ thậm chí không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả là, những chiếc đồng hồ của họ có nhiều sai lỗi, và khách hàng phải đối mặt với sự thất vọng.
Kết quả là Nhà sản xuất A tiếp tục phát triển, thu hút nhiều khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng hiện tại. Trong khi đó, Nhà sản xuất B phải đối mặt với sự mất mát về niềm tin, uy tín và doanh số bán hàng giảm đi.
Theo định nghĩa quá trình: Là tập hợp các hoạt động tương tác và được thiết kế để chuyển đổi đầu vào thành đầu ra.
Ví dụ một quá trình sản xuất xúc xích từ thịt bò, đầu vào là các con bò khoẻ mạnh được các nhà cung cấp đưa đến và nhập vào nhà máy, qua một quá trình chế biến, đầu ra là các sản phẩm xúc xích thơm ngon được tiêu thụ trên thị trường cho khách hàng là người tiêu dùng. Bạn đừng bao giờ mong có một quy trình đi ngược lại điều này, vì khi ấy bạn chính là một con bò.
Điều này có nghĩa là quá trình là một chuỗi trình tự các công đoạn thực hiện công việc và sự tương tác của các yếu tố khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hiểu rõ và quản lý hiệu quả các quá trình là chìa khóa để đảm bảo sự liên tục, cải thiện và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Các quá trình này tạo thành một vòng tròn như vòng tròn P-D-C-A. Trong đó các loại quá trình một, hai và bốn được gọi là các quá trình chung, ba được gọi là các quá trình tác nghiệp
Trong mỗi tổ chức đều tồn tại bốn loại quá trình trổng quát gồm: một là các quá trình thuộc về sự lãnh đạo, hai là các quá trình thuộc về quản lý nguồn lực, ba là quá trình thuộc về việc tạo ra sản phẩm, bốn là quá trình đo lường và cải tiến.
Theo định nghĩa sản phẩm: Là kết quả của một quá trình.
Bạn cần phân biệt được sự khác nhau giữa khái niệm quá trình và khái niệm sản phẩm.
Ví dụ: tại một phòng thí nghiệm đang thực hiện chưng cất nước tinh khiết phục vụ cho hoạt động thử nghiệm của phòng thí nghiệm. Việc chưng cất được thực hiện bằng một hệ thống làm mát bằng nước để ngưng tụ hơi nước ở 100 độ C. Đó là một quá trình chuyển đổi bản chất của nước chưa sạch thành nước tinh khiết. Vậy bạn có phân biệt được nước nào tham gia vào quá trình và nước nào là sản phẩm?
Ở đây, nước làm mát là nước tham gia vào quá trình sản xuất nước tinh khiết
Nước chưa sạch là đầu vào (còn gọi là nguyên liệu hay là sản phẩm của nhà cung cấp)
Nước tinh khiết là đầu ra (còn gọi là sản phẩm của bộ phận chưng cất)
Khái niệm mở rộng, sản phẩm không chỉ là sản phẩm cuối cùng mà còn bao gồm các thành phần. Điều này được mở rộng sang khái niệm khách hàng nội bộ. Trong đó khách hàng nội bộ của mỗi người trong một tổ chức chính là các đồng nghiệp kế tiếp sử dụng sản phẩm do mình làm ra.
Cần ý thức được yêu cầu của việc tôn trọng khách hàng nội bộ là hết sức cần thiết và nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức
Vì vậy, về mặt chất lượng: Mọi người cần đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng hoặc vượt qua các yêu cầu chất lượng được đặt ra bởi khách hàng, bao gồm cả khách hàng nội bộ (những bộ phận khác trong tổ chức).
Về mặt quá trình: Mọi người cần xây dựng, thực hiện và duy trì các quá trình quản lý chất lượng để đảm bảo rằng mọi công việc đều được thực hiện theo cách chuẩn mực và hiệu quả.
Tóm lại, ý nghĩa của khách hàng nội bộ không chỉ là đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, mà còn là việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, thúc đẩy sự liên tục cải tiến và sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức.
Nguyên tắc thứ tư của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IS 9001:2015 là “Kết quả nhất quán và có thể dự đoán đạt được hiệu lực và hiệu quả hơn khi hoạt động được hiểu và được quản lý như các quá trình liên quan đến nhau mà hoạt động như một hệ thống chặt chẽ.”
Bản quyền thuộc về kênh: https://www.youtube.com/@Master_QuangDung_Quality